4 loại móng trong xây dựng nhà và ứng dụng của chúng

Nhà – Tổ ấm nơi chúng ta sinh sống, làm việc, tận hưởng cuộc sống cùng những người thân yêu. Và để ngôi nhà có thể bền vững vời thời gian, mua gió, những tác động từ môi trường,… cần có một nền móng vững chắc. Nếu móng nhà yếu, quá trình thi công không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng sụt, lún, nứt,… nghiêm trọng hơn có thể là nghiêng, hoặc sụt đổ ngôi nhà gây thiệt hại về tài chính và an toàn của mọi người. Vậy móng nhà là gì? Móng nhà có bao nhiêu loại? Chúng được ứng dụng trong thi công xây dựng như thế nào? Để ngôi nhà vững chắc khi xây móng nhà cần lưu ý điều gì? Việt Nhật Group sẽ giải đáp chi tiết cho Quý vị trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Móng nhà là gì? 

Móng nhà phần kết cấu nằm sâu dưới lòng đất của các công trình. Móng nhà có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ công trình và truyền tải toàn bộ trọng lực ngôi nhà xuống nền đất.

Móng xây dựng nhà

Móng xây dựng nhà

Móng nhà được ví như rễ cây nằm sâu dưới đất nâng đỡ và cung cấp sự ổn định, bền vững cho toàn bộ ngôi nhà. Móng không chỉ là nên tảng cho toàn bộ công trình mà còn mang đến sự ổn định và an toàn trong suốt thời gian sử dụng. Và trong xây dựng móng nhà giúp:

  • Phân bố tải trọng giúp ngôi nhà không xuất hiện tình trạng sụt, lún
  • Đảm bảo ổn định giúp công trình luôn đứng thẳng không bị di chuyển hay nghiêng đổ
  • Bảo vệ công trình khỏi những thay đổi của nền đất như nhiệt độ, nước ngầm, co ngót của đất
  • Giảm thiểu chi phí sửa chữa, bảo dưỡng bảo trì trong tương lai nếu móng nhà được thi công xây dựng đúng kỹ thuật

Nền móng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhưng không phải mọi công trình đều xây dựng cùng một loại móng. Cùng với sự đa dạng về kích thước, hình dáng công trình, vật liệu xây dựng móng nhà được chia thành 4 loại chính. Mỗi loại móng nhà đều có những đặc điểm ưu điểm và ứng dụng riêng phù hợp cho từng loại công trình sử dụng.

Các loại móng trong xây dựng và ứng dụng của từng loại móng nhà

Các loại móng xây dựng có rất nhiều loại nhưng hiện đang có 4 loại móng chủ yếu được sử dụng là: Móng đơn, móng cọc, móng bè và móng bằng. Tuy vào tính chất công trình, đặc tính đất ở vị trí xây dựng kỹ sư sẽ thực hiện các tính toàn và quyết định sử dụng loại móng phù hợp với tải trọng của công trình.

1. Móng cọc

Móng cọc là loại móng sử dụng các cọc được đóng sâu xuống đất giúp truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt khả năng chịu tốt nằm sâu dưới lòng đất. Cấu tạo móng cọc gồm hai phần gồm cọc và đài cọc. Phần cọc được làm từ bê tông, thép, gỗ,..Và được cắm sâu xuống đất. Để thi công móng cọc cần thực hiện kiểm tra địa chất.

Móng cọc xây nhà

Móng cọc xây nhà

Ưu điểm: Thi công nhanh gọn tuy nhiên kỹ thuật thi công đòi hỏi tây nghề, kỹ thuật cao và các trang thiết bị hiện đại.

– Ứng dụng:

  • Sử dụng cho các công trình nhà cao tầng, cầu đường,… những công trình yêu cầu độ ổn định cao
  • Thích hợp sử dụng ở cho các công trình được xây dựng trên nền đất yếu, cần đạt độ sâu nhất định để tìm được lớp đất tốt ở sâu

2. Móng đơn

Móng đơn hay còn được gọi là móng cốc, loại móng thường có dạng hình vuông, chữ nhật hoặc tròn. Loại móng này được thi công xây dựng riêng lẻ (đứng 1 mình) hoặc thành một cụm nhiều cột đứng gần nhau để đỡ lấy tải trọng của công trình. Móng đơn thường được sử dụng cho các công trình xây dựng nhỏ lẻ, các công trình nhà cấp 4, những công trình có tải trọng nhẹ.

Móng đơn trong xây dựng công trình

Móng đơn trong xây dựng công trình

Ưu điểm: Thời gian thi công nhanh chóng, chi phí thấp, kỹ thuật thi công đơn giản

– Ứng dụng:

  • Thích hợp sử dụng cho các công trình nhà ở dân dụng, nhà cấp 4 hoặc những công trình có tải trọng nhẹ.
  • Được sử dụng ở những khu vực có nền đất có khả năng chịu lực cao
  • Với những nền đất yếu móng đơn có tác dụng gia cố nền thường được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện hoặc mố trục cầu,…

3. Móng băng

Móng băng là loại móng chạy liên tục tạo thành hình dải dài theo trục ngang hoặc dọc theo chân tường, cột. Đối với những công trình có nền đất lin không đều thì người ta thường sử dụng móng bằng nhằm phân bổ đều tải trọng qua các đài móng. Móng bằng có thể được thi công với 2 dạng: Móng băng 1 phương và móng băng 2 phương (theo hình chữ thập).

Móng băng trong xây dựng công trình

Móng băng trong xây dựng công trình

– Ưu điểm: Việc thi công móng khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí thi công

– Ứng dụng: Thích hợp sử dụng cho các công trình nhà phố hoặc nhà từ 3 tầng trở lên

4. Móng bè

Móng bè hay móng toàn diện hay còn được gói là móng nông. Đây là loại móng được trải rộng dưới toàn bộ công trình giúp phân bố đều tải trọng lên nền đất. Móng bè đặc biệt phù hợp sử dụng ở những công trình được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn, khả năng chịu lực kém. Lúc này móng bè là loại móng phù hợp với diện tích tiếp xúc lớn, móng bè giúp phân tán lực, giảm áp lực lên nền đất.

Móng bè trong xây dựng công trình

Móng bè trong xây dựng công trình

– Ưu điểm: Việc thi công móng khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí thi công

– Ứng dụng: Thường được sử dụng cho các công trình cao tầng, nhà xưởng, nhà máy, những công trình có tải trọng lớn

Ngoài 4 loại móng cơ bản nêu trên thì trong xây dựng còn có một số loại mó móng khác như:

  • Móng nhà xây bằng gạch
  • Móng nhà xây bằng đá hộc
  • Móng nhà xây bằng gỗ
  • Móng nhà bằng bê tông cốt thép

3 yếu tố quyết định việc lựa chọn loại móng nhà cho từng công trình xây dựng

Móng nhà là phần kết cấu quan trọng quyết định độ chắc chắn, an toàn, bền vững của công trình. Do đó, phần móng của công trình không được xây dựng vững vàng sẽ khiến ngôi nhà bị lún, nứt, nghiêng, đổ sập,…

Vậy nên để thi công xây dựng nền móng đảm bảo chất lượng, chủ đầu tư cần lựa chọn loại móng phù hợp cho công trình của mình. Và để đưa quyết định lựa chọn loại móng phù hợp kỹ thuật sư sẽ căn cứ vào 4 yếu tố:

1. Dựa vào tải trọng công trình

Tải trọng công trình là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chủ đầu tư cần xem xét trước khi đưa ra quyết định chọn loại móng thi công xây dựng nhà.

Tải trọng công trình sẽ bao gồm: Trọng lượng công trình, khối lượng nội thất, sức gió, động đất, con người,…Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khi xác định tải trọng công trình vẫn là số tầng và khối lượng vật liệu xây dựng.

  • Những công trình có số tầng càng cao thì tải trọng càng lớn.
  • Những công trình xây dựng bằng vật liệu gạch, vật liệu lắp ghép sẽ có tải trọng nhỏ hơn các công trình được xây dựng bằng bê tông cốt thép.

2. Dựa vào đặc điểm nền đất xây dựng công trình

Mỗi công trình sẽ được xây dựng tại mỗi vị trí khác nhau, do đó đặc tính đát, khả năng chịu lực, loại đất,… cũng sẽ khác nhau. Vì thế chủ đầu tư cần thực hiện khảo sát địa chất nhằm nắm rõ: Đặc điểm của lớp đất nền, mục nước ngầm, loại đất, chiều dày của lớp đát, khả năng chịu tải,…

Công tác khảo sát cần được thực hiện và tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận giúp quyết định lựa chọn loại móng xây nhà chính xác nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình.

3. Khảo sát móng nhà của các công trình lân cận

Quá trình lựa chọn phương án thi công móng nhà cũng có thể dựa vào kết cấu móng nhà của các công trình lân cận. Các công trình được xây dựng tại một khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, có sự tương đương về kết cấu và kiểu dáng sẽ có kết cấu móng giống nhau. Do đó chủ đầu tư hoàn toàn có thể tham khảo phương án thi công móng của công trình đã xây dựng lân cận và áp dụng vào công trình nhà mình.

Tuy nhiên, yếu tố này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn, độ bền vững của công trình chủ đầu tư nên thực hiện khảo sát địa chất và nhận sự tư vấn từ các chuyên gia, đơn vị thi công xây dựng uy tín.

Nếu Quý vị đang cần tư vấn các giải pháp thi công nhà phố, nhà cấp 4,…uy tín,chuyên nghiệp vui lòng liên hệ hotline 0933 043 889 để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ miễn phí. 

Xem ngay: Báo giá xây nhà trọn gói giá tốt của Việt Nhật Group với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho chủ đầu tư trong tháng này!

Những điều cần lưu ý trước khi thi công móng nhà

Sau quá trình bàn bạc cùng đội ngũ kỹ sư và tìm ra loại móng thi công xây nhà phù hợp. Để công trình thi công có phần móng đạt đảm bảo chất lượng, giúp công trình bền vững, an toàn chủ đầu tư cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  1. Chọn vật liệu xây móng nhà chất lượng: Móng nhà là phần nền chống đỡ toàn bộ công trình, do đó phần kết cấu này bạn nên chọn những vật liệu xây dựng chất lượng tốt. (Thường phần này sẽ do nhà thầu, công ty xây dựng thực hiện nếu chủ nhà tìm đến và sử dụng các dịch vụ xây dựng nhà ở).
  2. Quan tâm đến yếu tố thời tiết: Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Vì vậy nếu thi công móng vào những ngày mưa sẽ khiến việc đào hồ móng, thực hiện xây móng bị ảnh hưởng. Vậy nên, chủ nhà nên chọn những ngày nắng đẹp để thi công xây dựng hoặc xây dựng phương án thi công móng phù hợp trong điều kiện thời tiết mưa.
  3. Lựa chọn công ty thi công uy tín: Thi công móng yêu cầu đội ngũ thợ thi công có chuyên môn cao, tay nghề vững, một nhà thầu uy tín, tận tâm. Vậy nên khi chọn công ty xây dựng chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn những đơn vị uy tín chất lượng trên thị trường.

Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao Việt Nhật Group mang đến đa dạng các dịch vụ xây dựng, sửa chữa với mức giá cạnh tranh phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Với phương châm “Tâm đẹp – Nhà sẽ đẹp” Việt Nhật không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn, đảm bảo tiêu chuản kỹ thuật, cam kết sử dụng vật liệu chất lượng. Chúng tôi đã và đang là nhà thầu xây dựng uy tín được khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Thông tin liên hệ công ty xây dựng Việt Nhật Group

Thông tin liên hệ công ty xây dựng Việt Nhật Group

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
4 loại móng trong xây dựng nhà và ứng dụng của chúng

4 loại móng trong xây dựng nhà và ứng dụng của chúng

Nhà - Tổ ấm nơi chúng ta sinh sống, làm việc, tận hưởng cuộc sống cùng những người thân yêu. Và để ngôi nhà có thể bền vững...

Quy trình thi công xây dựng phần thô tại Xây dựng Việt Nhật Group

Quy trình thi công xây dựng phần thô tại Xây dựng Việt Nhật Group

Mỗi một công trình đều trải qua 2 giai đoạn chính trước khi được đưa vào sử dụng: Thi công xây dựng phần thô và thi công hoàn...

Bí quyết chọn nhà thầu xây dựng uy tín, chất lượng

Bí quyết chọn nhà thầu xây dựng uy tín, chất lượng

“Làm sao để chọn nhà thầu xây dựng uy tín chất lượng?” là vấn để được mọi người rất quan tâm khi có nhu cầu xây dựng, sửa...

Cách tính chi phí xây nhà theo m2 đơn giản chính xác

Cách tính chi phí xây nhà theo m2 đơn giản chính xác

Chắc hẵn Quý vị khi có dự định xây nhà điều mong muốn dự toán được chi phí xây nhà hết bao nhiêu tiền đúng không ạ, Việt...

Chi phí xây nhà biệt thự 3 tầng 120m2 và lời khuyên tiết kiệm ngân sách từ chuyên gia

Chi phí xây nhà biệt thự 3 tầng 120m2 và lời khuyên tiết kiệm ngân sách từ chuyên gia

Bạn lo lắng nhất điều gì khi xây biệt thự 120m2 3 tầng? Đó là chi phí xây nhà biệt thự 3 tầng 120m2, lựa chọn thiết kế...

Chi phí xây nhà biệt thự 4 tầng 90m2 cần chuẩn bị là bao nhiêu?

Chi phí xây nhà biệt thự 4 tầng 90m2 cần chuẩn bị là bao nhiêu?

Căn biệt thự 90m2 4 tầng là không gian sống đẳng cấp của nhiều hộ gia đình với chi phí xây dựng không hề nhỏ. Nếu đây là...

Tính chi phí xây nhà biệt thự 4 tầng 100m2 và những lưu ý trong thiết kế, thi công

Tính chi phí xây nhà biệt thự 4 tầng 100m2 và những lưu ý trong thiết kế, thi công

Để sở hữu một căn biệt thự 100m2 4 tầng đẹp, giàu công năng và tiện ích, bạn cần chuẩn bị bao nhiêu tiền, lựa chọn thiết kế...

Chi phí và đơn giá xây dựng nhà biệt thự 3 tầng 115m2 tính như thế nào?  

Chi phí và đơn giá xây dựng nhà biệt thự 3 tầng 115m2 tính như thế nào?  

Bạn đang tìm hiểu đơn giá xây dựng nhà biệt thự 3 tầng 115m2 và cách dự toán chi phí xây nhà biệt thự 3 tầng 110m2? Vậy...

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHUYẾN MÃI
Chương trình khuyến mãi xây nhà sửa chữa nhà
TIỆN ÍCH
KHÁCH HÀNG ĐÁNH GIÁ
Đánh giá của chị Thảo về công tác sửa chữa cải tạo căn hộ chung cư nhà chị Thảo ở Tân Bình
FANPAGE